Page Speed Insights và vai trò trong S.E.O

Page Speed Insights và vai trò trong S.E.O

1. Page Speed là gì và ý nghĩa các chỉ số?
Google Page Speed Insights (PSI) là một công cụ của Google, cung cấp các chỉ số liên quan tới tốc độ và trải nghiệm người dùng với một trang Web cụ thể. Và Page Speed là các chỉ số về tốc độ và trải nghiệm người dùng mà công cụ trên cung cấp.

Tuy PSI cung cấp rất nhiều chỉ số, nhưng ở đây chúng ta chỉ quan tâm tới các chỉ số Core Web Vitals mà Google đề cập trong cập nhật thuật toán 6/2021 (1,2), gồm 3 chỉ số:

– LCP (Largest Contentful Paint): Là thời gian để trình duyệt hiển thị phần tử nội dung lớn nhất trong khung nhìn, tính từ khi người dùng yêu cầu URL. Phần tử lớn nhất thường là hình ảnh hoặc video hoặc có thể là phần tử văn bản cấp khối lớn. Chỉ số này rất quan trọng vì nó cho người đọc biết rằng URL đang thực sự tải.

– FID (First Input Delay): Là thời gian phản hồi lần tương tác đầu tiên, tính từ khi người dùng tương tác lần đầu với trang của bạn (khi họ nhấp vào một đường liên kết, nhấn vào một nút, v.v.) đến thời điểm mà trình duyệt thực sự có thể phản hồi với hành động tương tác đó. Kết quả đo này được lấy từ bất kỳ phần tử nào có thể phản hồi khi người dùng nhấp vào lần đầu. Chỉ số này rất quan trọng trên những trang mà người dùng cần phải thực hiện một thao tác nào đó, bởi vì chỉ số này cho biết thời điểm mà trang bắt đầu tương tác được với người dùng.

– CLS (Cumulative Layout Shift): Là điểm số tổng hợp về mức thay đổi bố cục, được đo lường tổng của tất cả điểm số riêng lẻ về thay đổi bố cục cho mọi lần thay đổi bố cục không mong muốn xảy ra trong toàn bộ thời gian hoạt động của trang. Điểm số có giá trị từ 0 trở lên, trong đó: 0 có nghĩa là trang không thay đổi bố cục và giá trị càng lớn có nghĩa là bố cục thay đổi càng nhiều. Điểm số này rất quan trọng vì trình trạng các phần tử trang thay đổi trong khi người dùng đang cố gắng tương tác với trang là một trải nghiệm không tốt.

Khi bạn điền 1 url website vào PSI, và tiến hành chạy phân tích, thì PSI hiện kết quả ra làm 3 nhóm:

* Chỉ số của toàn bộ các trang thuộc Website

* Chỉ số của trang có url điền vào ô kiểm tra

Các chỉ số của Url hiện tại chịu phụ thuộc vào tốc độ Internet, tải hiện tại của máy chủ. Nên mỗi lần chạy có thể sẽ ra kết quả khác nhau, bởi vậy bạn nên chạy thử 2-3 lần rồi hãy nhận định kết quả.

* Các gợi ý tối ưu tốc độ cho trang tương ứng với url bạn điền vào

2. Những hiểu lầm phổ biến về Page Speed

Với cập nhật 06/2021 của Google, thì việc tối ưu các chỉ số Page Speed lại càng trở lên quan trọng, khiến nhiều bên muốn tìm cách để Website của mình có chỉ số Page Speed tốt nhất có thể. Tuy vậy, nếu không hiểu đúng thì cách làm này chưa chắc đã có lợi mà thậm trí có hại với Website. Dưới đây, chúng tôi chia sẻ lại một số hiểu nhầm hay gặp.

a. Điểm cao hơn đồng nghĩa trải nghiệm người dùng tốt hơn
Sau nhiều thử nghiệm, có đo lường cụ thể, Sala nhận thấy rằng với cùng 1 Url, điểm Page Speed cao hơn không đồng nghĩa với trải nghiệm người dùng tốt hơn, thậm trí cũng không đồng nghĩa với tốc độ lướt Web nhanh hơn. Chúng tôi cũng chia sẻ lại thực nghiệm của mình với số liệu cụ thể ở mục 6 bài viết này.

b. Tối ưu để điểm cao hơn, chứ không hướng tới trải nghiệm người dùng tốt hơn
Mục đích của cập nhật mới của Google là muốn khuyến khích các SEOer hãy chú ý thêm cả trải nghiệm người dùng Website, và họ định nghĩa ra những chỉ số cụ thể để định hướng cho SEOer tối ưu. Còn thực tế thì Google đo lường trải nghiệm người dùng thật dựa trên dữ liệu lướt Web từ trình duyệt Chrome gửi về chứ không phải từ dữ liệu của PSI gửi về.

c. Nhầm lẫn chỉ số của trang với chỉ số thống kê tổng thể của toàn bộ các trang của Website
Khi bạn hiểu ý nghĩa của các phần kết quả do PSI trả về, thì bạn sẽ thấy mục tiêu chỉ số của toàn Website quan trọng hơn rất nhiều việc tối ưu điểm, hay chỉ số của 1 Url cụ thể trên Website đó.

Nhưng phần lớn, mọi người lại chỉ để ý tới chỉ số điểm Page Speed của cái Url đang phân tích, tìm cách để có 80 hay 90 điểm, vậy bạn không quan tâm tới các Url khác của Website?

d. Các đề xuất tối ưu của Page Speed đều nhất thiết phải đạt
Tại giao diện phân tích trả về, PSI có gợi ý những chỉnh sửa “có thể” giúp tốc độ web cao hơn, và điểm Page Speed của Url đó cao hơn. Nhưng đây chỉ là gợi ý, nó không đồng nghĩa với việc Website của bạn nhất thiết phải đáp ứng tất cả các gợi ý đó, và cũng không đồng nghĩa rằng nếu bạn đáp ứng hết các yếu tố kĩ thuật đó, thì trải nghiệm người dùng sẽ tăng lên.

Chính bản thân PSI cũng nói trước ở phần gợi ý rằng, đó chỉ là các gợi ý có thể sẽ giúp tốc độ cao hơn, chứ không đảm bảo là đáp ứng hết các gợi ý đó thì tốc độ sẽ cao lên. Bởi thực tế là, có những “gợi ý” tốn rất nhiều công sức để triển khai, trong khi hiệu quả thì lại chẳng đáng là bao, thậm trí có khi phản tác dụng.

3. Cách đo tốc độ một trang của Website thực tế từ trình duyệt
Với một người am hiểu về lập trình Website, thì họ dựa và các thông số đo lường thực tế của trình duyệt (Chrome, Firefox) để đánh giá và so sánh kết quả tối ưu tốc độ.

Với Firefox và Chrome, bạn mở Url cần kiểm tra > ấn F12 > Network + All + Disable cache > sau đó ấn Ctrl+F5 vài lần để nhìn các chỉ số đo lường về load Web, các chỉ số này có thể thay đổi mỗi lần bạn ấn Ctrl+F5.

D­ưới đây là ý nghĩa các chỉ số mà trình duyệt trả về khi mở 1 Url, bạn chú ý các phần được tô vàng:

- Requests: Là số lần trình duyệt phải request lên Internet để lấy các dữ liệu (file html, hình ảnh, css, js, …) giúp hiển thị được url.

- Transferred: Là dung lượng dữ liệu được tải về để hiển thị Url, hiện 2 chỉ số (1.31Mb/814Kb), vì dữ liệu được truyền trên Internet được nén trước khi gửi, 1.31Mb là dung lượng dữ liệu nhận về sau giải nén, và 841Kb là  dung lượng dữ liệu thực tế truyền về qua Internet.

- Finished: Là thời gian để kết thúc toàn bộ quá trình tải về và dựng nội dung trên trình duyệt sau khi bạn gửi yêu cầu mở Url. Sau khi trang được tải xong hết, nếu bạn có thao tác gì với Website thì sẽ tiếp tục có dữ liệu mới được tải về, và chỉ số Finished này sẽ lại tăng lên sau thao tác đó.

- DOMContentLoaded: Là thời gian để trang html chính của Url được tải về, và được trình duyệt phân tích xong.

- Load: Là thời gian để giao diện đã load đầy đủ các khung hình, text và hình ảnh, và đã sẵn sàng nhận tương tác của người đọc (3).

4. Nguyên lý tối ưu tốc độ Website phổ biến
Mục tiêu: Giảm thời gian Load nhưng không làm giảm trải nghiệm người dùng.

Phương pháp tối ưu: là các phương pháp tối ưu lập trình, và tối ưu máy chủ nhằm giảm Requests, Transferred và DOMContentLoaded nhưng không làm giảm trải nghiệm người dùng là ok. Việc giảm Requests, Transferred và DOMContentLoaded đều gián tiếp giảm chỉ số Load. Sẵn sàng chấp nhận chỉ số Finished tăng lên.

 

Quý khách vui lòng tham khảo báo giá tại đây hoặc LH hotline để được chuyên viên tư vấn hỗ trợ quý khách.

Brandawareness đồng hành và phát triển cùng thương hiệu quý khách

 

BRANDAWARENESS

Hotline: 033.4241.345 - 028.62 567 168

Email: info@brandawareness.vn

Website: www.brandawareness.vn

Chia sẻ:
Bài viết khác: